Hiện nay, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, rất nhiều trận đấu đã phải hoãn lịch khi có nhiều cầu thủ mắc bệnh. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực leo thang ở nước chủ nhà Cameroon mới là điều mà các chàng cầu thủ Ngoại hạng Anh lo ngại khi tham dự giải đấu CAN 2022 tại châu Phi.

Tình trạng bạo lực  tại Cameroon trở thành nỗi lo hàng đầu

Theo dự kiến, giải bóng đá Cup châu Phi (CAN) sẽ diễn ra từ 09/01 – 06/02/2022. Tuy nhiên, nhiều người hâm mộ phải ngậm ngùi tiếc nuối vì có thể giải đấu phải hoãn lại lần 3 vì tình trạng bạo lực, xung đột ngày càng gia tăng tại nước “cầm trịch” CAN là Cameroon. 

Tình trạng bạo lực tại tại Cameroon có thể gây nguy hiểm tới các cầu thủ Ngoại Hạng ANh

Bởi lẽ, các giải thể thao hay bất cứ hoạt động tập trung đông người nào đều có thể trở thành mục tiêu trung tâm của xung đột. Điều này khiến hơn 40 ngôi sao của các CLB Anh hoang mang, bên cạnh những nỗi lo về dịch bệnh Covid-19 cũng căng thẳng không kém.

Đặc biệt, tâm điểm của những xung đột nằm ở Tây Nam, đây là nơi có sân Limbe – dự kiến sẽ diễn ra cuộc tranh tài của giải CAN 2021.

Mặc dù Chủ tịch CAF Patrice Motsepe đã có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Paul Biya, ông khẳng định Cameroon vẫn sẽ đứng ra đăng cai CAN 2021 đúng theo kế hoạch.

Vì lý do an toàn, tổ chức nhân quyền đã đưa ra khuyến nghị ban tổ chức CAN nên hoãn giải đấu cho đến khi tình hình yên ổn hơn. 

Có nên hủy Cup châu Phi 2022 (CAN)?

Trước tình hình trên, Hiệp hội ECA đã viết thư cho LĐBĐ châu Phi (CAF) để bày tỏ những lo ngại về dịch bệnh cũng như sự đe dọa tình trạng bạo lực. Đồng thời, họ cũng dự định sẽ không cho các cầu thủ Anh tham dự CAN.

Bởi lẽ, những kẻ khủng bố sẽ tấn công các sân vận động của CAN, đe dọa an toàn của các cầu thủ mà không cần có lý do. Đặc biệt là những sân vận động đặt tại “vùng văn hóa tiếng Anh” Douala là nơi dễ xảy ra xung đột hơn cả.

Gần đây, các vụ bạo hành, khủng bố đẫm máu tại Cameroon được Tổ chức Ân xá Quốc tế ghi nhận như giết người, đốt nhà, chặt đầu, bắt cóc con tin,… của các phần tử ly khai.

Thậm chí, chú sư tử Mola – biểu tượng của CAN 2021 còn phải trang bị áo chống đạn cho mình khi diễu hành tới Bamenda, một thị trấn thuộc vùng Tây Bắc Cameroon.

Trước những lo ngại trên, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến cáo ban tổ chức CAN 2021 nên chuyển địa điểm thi đấu đến những sân vận động an toàn hơn, đặc biệt tránh xa những “Vùng văn hóa tiếng Anh” của nước này.

Bởi lẽ, giải đấu này là sự kiện thể thao được mong chờ nhất ở châu Phi, các nước có thể nhân cơ hội này tìm hiểu thêm về văn hóa, con người Cameroon.